Quy định Thông tư số 22

Theo quy định tại Thông tư số 22 thì các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua bán vàng miếng phải thực hiện các quy định về đo lường như thế nào?

Vàng bạc, đá quý không chỉ là món trang sức mang lại sự sang trọng quý phái mà còn là khối tài sản có giá trị cao, đòi hỏi sự cân đo chính xác trong trao đổi, mua bán, thẩm định chất lượng.Chính vì vậy khi khách hàng mua cân điện tử đòi hỏi cân vàng phải có độ chính xác cao mà còn phải phù hợp với thông tư 22. Nắm bắt được điều đó cân điện tử Việt Đức đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm cân vàng điện tử có độ chính xác cao và phù hợp với thông tư 22.

Thông tư 22 quy định các tổ chức cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng phải thực hiện các yêu cầu về đo lường như sau:

1. Trang bị Cân có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp với khối lượng vàng cần đo; Mức cân phải có giá trị độ chia kiểm (e) phù hợp với quy định theo bảng 1:

Bảng 1

Mức cân  Giá trị độ chia kiểm (e) của cân
Đến 500 g ≤ 1 mg
> 500 g đến 3 kg ≤ 10 mg
> 3 kg đến 10 kg ≤ 100 mg
> 10 kg ≤ 1 g

Cân phải được kiểm định và chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

Ví dụ 1: DNTN Kinh doanh vàng A sử dụng Cân điện tử TDX-A 300g; d = 0,001 g mà trên Cân nhà sản xuất không có công bố giá trị độ chia kiểm e. Vậy cần xác định e cho cân như sau:

Theo quy định của Tổ chức đo lường hợp pháp quốc tế OIML thì giá trị độ chia kiểm e xác định bằng biểu thức:

d < e ≤ 10d  với e = 10k kg và k=0; ±1; ±2; ±3…

Từ biểu thức trên ta xác định (e) như sau: 1 mg < e ≤ 10 mg và e = 10-5 kg vậy (e) có giá trị là 10 mg, so với quy định tại Bảng 1 thì Cân không phù hợp.

Ví dụ 2: DNTN Kinh doanh vàng B sử dụng Cân điện tử TDJ 600 g; d=0,1mg mà trên Cân nhà sản xuất không có công bố giá trị độ chia kiểm e. Vậy cần xác định e cho cân như sau:

Từ biểu thức trên ta xác định e như sau: 0,1mg < e ≤ 1mg  và e = 10-6 kg vậy (e) có giá trị là 1 mg, so với quy định tại Bảng 1 thì Cân phù hợp.

2. Trang bị Quả cân hoặc bộ quả cân

Có khối lượng danh định và độ chính xác phù hợp với cân có thể dùng để Calib hoặc tự kiểm tra định kỳ.

Phải được kiểm định và chứng chỉ kiểm định phải còn thời hạn giá trị.

Ví dụ: DNTN Kinh doanh vàng A sử dụng Cân điện tử TDT 300g. Nhưng doanh nghiệp thường giao dịch từ 1 chỉ đến 5 chỉ vàng (tương ứng từ 3,75g đến 18,75 g). Thì doanh nghiệp trang bị bộ quả cân F1 có khối lượng từ 1g đến 20g.

Nếu có điều kiện doanh nghiệp nên trang bị bộ quả cân đến mức max của cân đang sử dụng để có thể calib cân.

* Lưu ý: Tùy theo nhu cầu giao dịch mua bán Doanh nghiệp trang bị Cân có phạm vi đo hoặc Bộ quả cân có khối lượng tương ứng để giảm chi phí trang bị cũng như phí kiểm định. 

3. Khối lượng vàng trong mua, bán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong thanh tra, kiểm tra không được nhỏ hơn khối lượng công bố. Giới hạn sai số của kết quả phép đo khối lượng vàng phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Bảng 2.

Giới hạn sai số của phép đo khối lượng vàng (m) không quy định cụ thể tại Bảng 2 được xác định như sau.Đối với m < 30 g, giới hạn sai số (S) được tính theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.𝑆= (12,5/30 ∗ 𝑚)

Ví dụ 1:  Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc nhẫn bằng vàng là 7,5 g (2 chỉ) khi sử dụng cân có e = 1 mg, giới hạn sai số (S) là:

  1. b) Đối với  30 g < m < 6000 g, giới hạn sai số (S) được tính theo theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng:

Trong công thức trên:

S: sai số cho phép lớn nhất;      m: khối lượng vàng;

: hai giá trị khối lượng vàng liền kề với số thứ tự i i+1 trong Bảng 2 bảo đảm điều kiện ;

: giới hạn sai số trong Bảng 2 tương ứng với ;

Ví dụ 2:

Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc vòng bằng vàng là 86 g (m = 86 g) khi sử dụng cân có e = 1 mg, từ Bảng 2, ta thấy 50 g < 86 g < 100 g.

Vì vậy:

Giới hạn sai số (S) là:

  1. Đối với m > 6 kg, giới hạn sai số (S) được tính bằng cách nhân kết quả phép đo với 0,0175 % và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.
  2. Ví dụ 3:

Kết quả phép đo khối lượng của một thỏi vàng là 10 kg khi sử dụng cân có e = 100 mg, giới hạn sai số (S) là: S= (10 x 0,0175 %) kg ~ 1,8 g4. Cân phải được người sử dụng tự kiểm tra ít nhất một tuần một lần. Hồ sơ thực hiện việc tự kiểm tra được lưu giữ tại địa điểm thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ:DNTN Kinh doanh vàng A sử dụng cân 04 lần/1 ngày thì cơ sở sử dụng quả hoặc bộ quả thực hiện tự kiểm tra định kỳ  01 tuần 1 lần.

Vậy tùy tần suất sử dụng cân mà Doanh nghiệp thực hiện hiện tự kiểm tra cho phù hợp.

Bài viết liên quan