Cách Sử Dụng Cân Phân Tích Điện Tử

Cân điện tử từ lâu đã trở thành thiết bị dụng cụ cân đo trọng lượng rất quen thuộc đối với chúng ta trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh đến sản xuất. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được mức độ ứng dụng và tầm quan trọng của cân điện tử vào trong đời sống hằng ngày là rất cần thiết và cân điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc cân, đo , đong, đếm rất cao. Không chỉ những nhà máy sản xuất, kỹ thuật với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, các công ty sản xuất nông – lâm – thủy sản cho đến các phòng thí nghiệm, tiệm vàng và các quầy thực phẩm tươi sống trong tất cả các siêu thị hiện nay đều cần đến sự trợ giúp của các loại cân điện tử nói chung và cân phân tích nói riêng.

Cân phân tích điện tử đang là một trong những loại cân điện tử có độ chính xác cao được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực hiện nay. Đây là một dạng cân điện tử tiểu ly được dùng cho việc cân đo đong đếm và cả những chức năng khác tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Đặc điểm đặc trưng của dòng cân phân tích là độ chính xác lên đến từng 0.1mg (0.0001g). Loại cân này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu sản phẩm, dùng trong ngành vàng và mẫu vật của các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện hay phòng nghiên cứu của các công ty sản xuất. Tại những môi trường này, cân phân tích điện tử được ứng dụng giúp phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm dùng để lấy khối lượng mẫu vật chuẩn cho toàn bộ hệ thống.

Hình: Cân phân tích

Cân phân tích điện tử có những đặc điểm sau đây:

  • Dùng để cân khối lượng mẫu ban đầu để tiến hành kiểm nghiệm
  • Cân các chất gốc từ dung dịch ban đầu
  • Khả năng cân tối đa: 210g, 300g, 600g, 1000g, 2000g, 3200g, 6200g
  • Màn hình hiển thị tinh thể lỏng (LCD) hoặc màn hình LED rộng, thuận tiện cài đặt và sử dụng
  • Bọt thủy phía trước dễ quan sát tình trạng cân bằng của cân.
  • Có nhiều đơn vị cân khác nhau (mg, g, ct, oz…)
  • Cổng RS 232 để truyền dữ liệu ra máy in, máy tính

Hình: Cân phân tích

Nguyên tắc cân các dạng hóa chất khác nhau trên cân phân tích điện tử:

  • Kiểm tra tên hóa chất, nguyên liệu có đúng công thức cần pha chế, định lượng hay không.
  • Nếu cân nhiều hóa chất trong công thức, cần có nhãn đánh dấu và ghi rõ tên, khối lượng chất đã cân để tránh nhầm lẫn.
  • Khi cầm các chai hóa chất, xoay nhãn vào long bàn tay (nếu chai có 1 nhãn), xoay nhãn sang 2 bên (nếu chai có 2 nhãn).
  • Lấy hóa chất rắn bằng vảy mica, carton….
  • Lấy hóa chất lỏng bằng đũa thủy tinh, hoặc pipet, hoặc becher
  • Các hóa chất dễ chảy lỏng (KI, phenol…), chất oxy hóa manh (iod), hoặc chất dẻo (vaselin, lanolin…) phải cân trên mặt kính đồng hồ.
  • Các chất rắn cần nghiền, rây thì phải nghiền, ray trước khi cân
  • Thêm bớt hóa chất nhẹ nhàng trước khi cân.

Hình: Cân phân tích

Cách sử dụng cân phân tích điện tử:

Kỹ thuật cân trên cân phân tích điện tử gọi là kỹ thuật cân gián tiếp để tránh đưa mẫu trực tiếp lên bàn cân làm tăng tuổi thọ cho cân.

  • Kiểm tra tình trạng cân: nguồn điện, vệ sinh
  • Cắm điện kiểm tra hiển thị đơn vị khối lượng, khởi động trước 10 phút để cân ở chế độ làm việc ổn định
  • Lót đĩa cân bằng giấy cân
  • Bấm nút để cân trở về trạng thái zero
  • Cho mẫu vào giấy cân nhẹn nhàng tránh rơi mẫu
  • Kiểm tra đúng với khối lượng cần cân.
  • Ghi khối lượng chén cân (có thể dùng nút zero để trừ)
  • Cân lần lượt các mẫu cần cân, sau mỗi lần cân đều đưa cân về trạng thái zero.
  • Đọc kết quả
  • Đưa chén ra khỏi cân và tắt cân

Hinh: Cân phân tích

Để giữ cho cân được sạch sẽ và đảm bảo tính chính xác khi cân, nên vệ sinh cân cũng như xung quanh chỗ đặt cân sau mỗi lần sử dụng cân.

CÔNG TY TNHH CÂN ĐIỆN TỬ VIỆT ĐỨC

Địa Chỉ: 125 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Mail: nguyenviettuan2608@gmail.com, tuannguyen@canvietduc.com

Hotline: 0936 024 024  Zalo: 0909 585 998

Bài viết liên quan